NHÀ TRẺ
Nhà trẻ Quốc tế Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nhà trẻ tại cơ sở Thảo Điền và Bình Thạnh. Đăng kýTham quan nhà trẻNhà trẻ « Boule & Billes » nhận trẻ nhận trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi ở hai cơ sở : Bình Thạnh và Thảo Điền tại Tp Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Nhà trẻ được chia thành ba nhóm :
- Nhóm em bé và nhóm nhỏ từ 6 tháng đến khoảng 18 tháng tuổi,
- Nhóm trung từ 18 tháng đến khoảng 26 tháng tuổi,
- Nhóm lớn từ 26 tháng tuổi đến khi lên lớp mẫu giáo.
Trong mỗi nhóm, trẻ được chăm sóc bởi một cô phụ trách chính và các cô trợ giảng, bảo mẫu nói tiếng Pháp. Mục tiêu chính của trường là đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ trong môi trường này. Đội ngũ giáo dục cố gắng cung cấp cho trẻ một môi trường vật chất, an toàn tình cảm và hỗ trợ trẻ trong việc học hỏi từng ngày trong sinh hoạt tập thể.
Thông qua các trò chơi, các hoạt động đa dạng và dự án chung với trường học, trẻ được tiếp xúc với nhau và học cách tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Mỗi đứa trẻ được coi như một cá thể duy nhất. Chúng tôi cố gắng tối đa để đáp ứng sở thích, quan tâm và nhu cầu riêng của từng trẻ, phát triển khả năng vận động và sáng tạo của mỗi đứa trẻ mà vẫn tôn trọng nhịp độ phát triển của chúng.
Sinh hoạt một ngày ở nhà trẻ
Giờ đón trẻ :
- Nhà trẻ mở cửa từ 7h30 đến 16h30.
- Nhận trẻ từ 7h30 đến 9h.
- Trả trẻ từ 15h đến 16h30
Trẻ có thể ở lại nửa ngày, và được đón về vào lúc 12h trưa.
Chế độ sinh hoạt một ngày :
Một chế độ sinh hoạt hàng ngày được lên kế hoạch để khuyến khích sự tự lập của trẻ bằng cách cung cấp các dấu mốc thời gian cho trẻ. Các thời gian sau đây được cung cấp nhằm mục đích minh họa:
Thời gian biểu :
- 7h30 – 9h : Nhận trẻ
- 8h30 – 9h00 : Chơi tự do ngoài sân
- 9h00 : Uống nước giải khát
- 9h15 : Hoạt động tập thể
- 9h30 : Thay tã
- 9h45 – 10h30 : Chơi trò chơi và hoạt đông có hướng dẫn
- 10h30 : Hoạt động tập thể
- 11h – 11h30 : Ăn trưa 11h30: Thay tã
- 12h : Đón trẻ về (đối với trẻ học nửa ngày)
- 12h00 – 15h00 : Ngủ trưa
- 15h – 15h30 : Ăn xế
- 15h30 – 17h : Chơi trò chơi và hoạt động / Chơi ngoài trời
Các thời điểm thay tã được dự định thường xuyên trong ngày và khi cần thiết.
Các hoạt động tập thể và thời gian yên tĩnh được đề xuất cho trẻ suốt ngày.
Đây là một ngày điển hình ở nhà trẻ.
7h30 – 9h00 : đón trẻ
Nhà trẻ mở cửa và bắt đầu đón trẻ.
Thời gian đón trẻ rất quan trọng để bắt đầu một ngày học tốt đẹp. Đây là thời gian trao đổi giữa phụ huynh và các cô, cũng là lúc trẻ tạm biệt ba mẹ một cách yên bình và nhẹ nhàng.
Trẻ được đón nhận tại nhà trẻ hoặc ngoài sân nếu sau 8h30 để gặp các bạn, các cô và để chơi tự do
8h30 – 9h30 : chơi ngoài trời
Trẻ chơi khoảng 30 phút ngoài sân. Đây là thời gian quan trọng giúp trẻ hứng thú và tham gia các trò chơi khác nhau (cầu trượt, xe đạp, xích đu…)
9h00 : giải khát
Trẻ ngồi vào bàn để uống nước trái cây tươi (được làm tại bếp trường) hoặc sữa và nước. Đây cũng là thời điểm để làm sinh nhật có bánh kem, nến và ca hát.
9h15 : hoạt động tập thể
Thời gian hoạt động tập thể gần gũi, nơi trẻ ca hát và chơi những trò chơi nhỏ để làm quen, thư giãn và nhận ra bạn mình đang có mặt hay vắng mặt.
9h30 : thay tã
Thay tã và đưa trẻ đi vệ sinh. Đây cũng là thời điểm quan trọng để có sự giao tiếp giữa trẻ và cô (hát ca, nói chuyện, nhìn nhau), nơi trẻ được khuyến khích tham gia và thực hiện các hoạt động (tự cởi quần áo, tự rửa tay…).
9h45 – 10h40 : hoạt động chơi tự do và có hướng dẫn
Các hoạt động đa dạng được lên kế hoạch và triển khai bởi cô phụ trách chính của nhà trẻ (hoạt động thủ công đa dạng, tập luyện vận động và các hoạt động cảm giác-chuyển động khác, các buổi làm bánh, làm vườn, âm nhạc và đọc sách, thư viện, các hoạt động phát triển tình cảm-xã hội…). Các hoạt động mà chúng tôi giới thiệu đa dạng và phụ thuộc nhiều vào thời gian và trẻ.
Tất cả các hoạt động này được đề xuất cho trẻ và không bắt buộc. Chúng diễn ra chủ yếu theo nhóm nhỏ, với sự xoay vòng cho phép mỗi trẻ đều tham gia nếu muốn. Chính thời điểm gần gũi và có sự giao tiếp này cho phép trẻ đáp ứng nhu cầu sáng tạo, vận động v.v…
Để kết thúc hoạt động, các em tham gia cùng cô dọn dẹp đồ chơi và phòng học.
10h30 : thời gian yên tĩnh
Các em được tập trung lại để hát, nghe kể chuyện.
Thời gian này giúp cho trẻ trở về trạng thái yên tĩnh, thư giãn trước khi bữa ăn.
11h00 : ăn trưa
Sau khi rửa tay, trẻ nhóm lớn và nhóm trung ngồi ăn, trong khi bữa trưa của các bé nhỏ hơn được theo dõi theo từng nhịp độ riêng của mỗi trẻ. Mỗi trẻ ăn theo nhịp và nhu cầu riêng của mình, sau đó rửa tay và miệng trước khi quay lại phòng chơi để chơi tự do.
11h30 : thay tã
Các cô bảo mẫu thay tã cho trẻ trước khi ngủ trưa.
11h30 – 12h00 : hoạt động chơi tự do
Mỗi trẻ sẽ chơi theo sở thích của mình trong nhà trẻ.
12h00 -14h30 : chuẩn bị giờ ngủ trưa.
Thời gian yên tĩnh trong phòng ngủ, nơi các em và các cô gặp nhau trong một bầu không khí bình yên. Các cô bảo mẫu luôn bên cạnh dỗ dành để giúp cho trẻ ngủ ngon.
14h30 – 15h : Thức dậy, thay tã, chơi trò chơi và đợi đến giờ ăn xế
Trẻ thức dậy từ từ. Trẻ được các cô ôm ấp, thay tã, mặc quần áo, chơi tự do.
15h -15h30 : đón trẻ về sớm và ăn xế
Trẻ tập trung tại khu vực căng tin. Các món xế gồm có ngũ cốc và trái cây (sữa chua một lần mỗi ngày trong thực đơn)
15h30 -16h30 : chơi tự do và đón trẻ về
Mỗi trẻ theo sở thích, trong lớp hoặc ngoài sân trường tùy thuộc vào thời tiết. Phụ huynh đón trẻ dần dần. Các cô kể lại hoạt động diễn ra trong ngày của trẻ và đây là lúc để trẻ chào cô ra về và các cô dọn dẹp nhà trẻ cho ngày hôm sau.
ĐÓN TRẺ
Khu vực nhà trẻ là nơi chào đón và sinh hoạt của trẻ cũng như tiếp đón phụ huynh.
« Chào đón trẻ và phụ huynh nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc trẻ tạm xa ba mẹ »
Đón nhận trẻ là một thời điểm quan trọng để hình thành một ngày của trẻ: phụ huynh gửi trẻ và trao đổi với các cô. Đây là thời điểm cần được ưu tiên, bởi chúng ta làm cho trẻ cảm thấy an tâm bằng một nụ cười, vài lời chào đón dịu dàng.
Phụ huynh cũng yên tâm để con ở lại nhờ vào sự điều chỉnh phù hợp cho quá trình trẻ tạm xa ba mẹ.
Phụ huynh trao đổi mọi nhịp sống đặc biệt của trẻ, thông tin quan trọng về đêm hôm trước hoặc cuối tuần, các sự kiện gia đình, sức khỏe, thói quen sống.
Đây là nơi sinh hoạt và học tập cho trẻ, là chủ thể của sự phát triển, trường luôn tôn trọng danh tính cá nhân và nhịp sống của trẻ.
THÍCH NGHI
Mục đích của quá trình thích nghi là để tất cả mọi người (trẻ / phụ huynh và các cô) có thời gian để làm quen và tìm hiểu nhau.
Quá trình thích nghi sẽ được tiến hành một cách dần dần và liên tục, và bao gồm việc trẻ đến thường xuyên trong một khoảng thời gian dài hơn hay ngắn hơn, trung bình là một tuần, được đồng hành cùng với ba hoặc mẹ, .
Các cô sẽ được thông báo về sự có mặt của họ, sẵn sàng chào đón một cách tốt đẹp. Trẻ sẽ quen với môi trường sống mới của mình (địa điểm, đồ chơi), với những cô chăm sóc và với các trẻ khác.
Phụ huynh có thể chơi với con, cho ăn, thay tã.
Trẻ có thể giữ một đồ vật cá nhân bên cạnh mình (búp bê, núm vú giả), vì nó là liên kết giữa nhà và nhà trẻ và nhằm mang lại sự an ủi cho trẻ.
Mọi tình huống (xa nhau hoặc gặp lại) phải được đồng hành bằng lời nói.
CUỘC SỐNG SINH HOẠT TẬP THỂ
Đây là một không gian dành cho trẻ và phụ huynh, nơi mà trẻ em có thể được khám phá và giao tiếp trong môi trường tập thể. Đây là nơi mà trẻ có thể bắt đầu bước đầu tiên của mình trong sinh hoạt tập thể, phản ánh các quy tắc sống trong một tập thể. Nơi đây giúp trẻ học cách tôn trọng bản thân, người khác và học cách chia sẻ.
Các quy tắc được điều chỉnh phù hợp với từng độ tuổi và khả năng của từng trẻ. Trẻ cần phải biết những giới hạn nhất định, điều không được làm và được phép đối với con người, thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Trong trường hợp xảy ra xung đột (đặc biệt là va chạm hay cắn), trẻ được khuyến khích sử dụng từ ngữ để thể hiện cảm xúc của mình. Ví dụ, trẻ có quyền không hài lòng, nhưng không có quyền làm đau bạn khác. Quan trọng là khuyến khích trẻ thể hiện những mong muốn, sở thích, và cảm xúc của mình.
Để thực hiện điều này, các cô phải thể hiện một thái độ nhất quán:
- Các cô phải nhất trí tuân theo cùng các quy tắc đối với từng trẻ. Cô không nên có thái độ mâu thuẫn, ví dụ như nói ‘không’ nhưng lại để cho việc đó xảy ra.
- Các cô phải giải thích một cách rõ ràng và chính xác về các nguy hiểm và sự cần thiết của các hành động cụ thể.
- Cô sẽ là mẫu hình cho trẻ noi theo bằng việc tuân thủ các quy tắc sống giống như trẻ.
TIẾNG PHÁP
Cô phụ trách chính là người Pháp và các cô bảo mẫu đều nói tiếng Pháp, việc thực hành tiếng Pháp diễn ra hàng ngày thông qua các trò chơi và hoạt động. Trẻ quen thuộc với ngôn ngữ và học từng bước một các từ mới theo năng lực của mình.
TÔN TRỌNG NHỊP SỐNG CỦA TRẺ
1/ Ăn trưa :
Chế độ dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu. Đây cũng là thời điểm nói chuyện, trao đổi và gắn kết với nhau.
Các bữa ăn là cơ hội để cả trẻ và người lớn ngồi chung quanh bàn ăn nhỏ.
Các bữa ăn được phục vụ tại nhà trẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ: sữa bình, thức ăn nhuyễn, nghiền và từng mẩu nhỏ.
Sữa bình dành cho trẻ nhỏ được cho theo nhịp độ thời gian của chúng. Phụ huynh phải cung cấp sữa bột và bình sữa. Bình sữa sẽ được chuẩn bị tại nhà trẻ.
Món ăn được chuẩn bị bởi các cấp dưỡng tại nhà trẻ và thực đơn tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng dựa trên độ tuổi (“Thực đơn cho em bé” và “thực đơn cho nhà trẻ” dành cho trẻ nhóm trung và nhóm lớn).
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, được trình bày một cách hấp dẫn. Chúng tôi muốn khơi dậy sự hứng thú khám phá của trẻ về các hương vị khác nhau, trẻ học nhận diện và đặt tên cho các loại thực phẩm.
Bữa ăn cũng là khoảng thời gian mà trẻ học cách trở nên độc lập hơn.
Thực đơn được đăng tải hàng tháng tại cổng trường và trên trang web.
Chúng tôi sẽ thông báo cho phụ huynh sự hứng thú của trẻ về bữa ăn.
2/ Ngủ trưa :
Giấc ngủ là cần thiết để phục hồi thể chất và não bộ, cần được chú ý đặc biệt.
Trẻ có thể ngủ một hoặc nhiều lần tùy theo nhu cầu cá nhân.
Những trẻ lớn thường ngủ sau bữa trưa.
Các cô sẽ giúp trẻ ngủ và luôn bên cạnh để đảm bảo sự an toàn và yên tâm cho trẻ.
Quan trọng là việc ngủ và thức dậy diễn ra trong điều kiện tốt, vì giấc ngủ là một hoạt động như bất kỳ hoạt động nào khác và cần được theo dõi một cách chặt chẽ.
3/ Chăm sóc :
Tự lập cũng bao gồm việc học cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Việc học vệ sinh thường bắt đầu khi trẻ khoảng từ 18 đến 20 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu nói, tháo tã và nói lên nhu cầu của mình.
Tại nhà trẻ, các cô là người trung gian và các cô hiểu trong việc giáo dục vệ sinh mà không gây ra sự cố hay khủng hoảng để quá trình này diễn ra tự nhiên. Trẻ cần sẵn sàng để làm quen với bước tiến này. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp cho trải nghiệm mới này thuộc về trẻ.
Trẻ luôn muốn lớn lên, trở nên độc lập hơn theo nhịp điệu của riêng mình.
Phụ huynh cần cung cấp đủ quần áo thay và tã. Nếu muốn sử dụng sản phẩm riêng (ví dụ: sữa tắm), vui lòng mang theo đến lớp.
Việc thay tã được thực hiện bằng nước và xà phòng và mỗi trẻ được sử dụng khăn tắm riêng (có ghi tên).
Đối với trẻ nhỏ hơn, việc thay tã cũng là thời điểm tạo ra sự trao đổi cá nhân với trẻ.
Đối với trẻ nhỏ và để khuyến khích đi bộ, nên để trẻ đi không giày càng nhiều càng tốt, tiếp xúc với mặt đất giúp trẻ phát triển vòm bàn chân.
4/ Các hoạt động :
Chúng tôi cung cấp cho trẻ một số dụng cụ (đồ chơi) để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Mặc dù không phải mọi thứ đều nằm trong tầm tay, nhưng chúng tôi cần cho phép trẻ nhìn thấy để trẻ có thể chỉ ra những gì trẻ muốn làm.
Để giúp trẻ phát triển và xây dựng tính cách, sự sáng tạo, trí tưởng tượng và cảm nhận, chúng tôi sẽ đề xuất một loạt các hoạt động đa dạng mà không ép buộc trẻ.
- Các hoạt động thủ công: làm đồ chơi ví dụ… Những hoạt động này giúp trẻ cảm thấy hài lòng với những gì trẻ đã làm và có thể trưng bày và cho ba mẹ xem.
- Hoạt động thủ công và nghệ thuật: vẽ và tô màu (sơn, bút chì, phấn màu), cắt dán… Những hoạt động này giúp trẻ phát triển dẻo dai của cổ tay, bàn tay và ngón tay, nhận biết màu sắc, hình dạng và kích thước và phát triển sự sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục âm nhạc: sử dụng nhạc cụ nhỏ, hát, đồng dao, trò chơi hát. Những hoạt động này giúp trẻ nhận ra các âm thanh quen thuộc, học cách lắng nghe và hát.
- Trò chơi phân vai: những hoạt động này phát triển sự tưởng tượng của trẻ khi trẻ đóng vai các nhân vật.
- Biểu diễn: truyện cổ tích, múa cùng các đồ vật, con rối… Những hoạt động này giúp trẻ mơ mộng, phát triển vũ trụ tưởng tượng của trẻ.
- Trò chơi về các giác quan: nặn đất sét, nặn bột muối, chạm vào vải, trò chơi chuyển đổi, với hạt, gạo, trò chơi nước và cát, và trò chơi vị giác. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ nhận thức tốt hơn những gì xung quanh trẻ.
- Trò chơi giáo dục hoặc xây dựng (ghép hình, ghép khối, lego, khối lập phương…). Những hoạt động này phát triển logic của trẻ.
- Nấu ăn: các công thức nướng bánh đơn giản. Việc nấu ăn giúp trẻ cảm nhận niềm vui từ việc thao tác với nguyên liệu cũng như sự thức tỉnh các giác quan và sự hài lòng từ việc tạo thành phẩm có thể thưởng thức.
- Thể chất: thể dục, nhảy múa, thể thao… Những hoạt động này giúp phát triển kỹ năng vận động của trẻ.
- Trò chơi tự do: khu vực chơi (nơi trẻ có thể đi bộ, chạy, nhảy, leo trèo, trượt, đạp xe, xe kéo, chơi bóng…) và góc chơi riêng: góc đồ chơi, bếp, búp bê, câu cá, thư viện, gara…
TẠO RA KHÔNG GIAN CHÀO ĐÓN VÀ AN TOÀN
Sắp đặt một nơi mà trẻ cảm thấy tin tưởng để đề xuất cho trẻ các hoạt động kích thích giúp trẻ phát triển.
Các không gian đáp ứng các quy định về an toàn và vệ sinh cho phép trẻ phát triển một cách nhẹ nhàng.
Các phòng và thiết bị được khử trùng thường xuyên.
Thường xuyên thông gió
Giải pháp khi gặp ô nhiễm.
Nội thất và thiết bị được thiết kế phù hợp.
Trẻ cần phải có những không gian phù hợp với nhu cầu của trẻ để khám phá, nghỉ ngơi hoặc vận động (như chỗ êm ái, chiếu, gối, đáp ứng nhu cầu về sự gần gũi, khu vực vận động), và chơi tự do.
MỘT NƠI TRAO ĐỔI VÀ GIAO TIẾP
Nhà trẻ “Boule & Billes” cố gắng trở thành một nơi giao tiếp giữa phụ huynh và các cô, cũng như giữa các phụ huynh với nhau. Phụ huynh có cơ hội trao đổi và được các cô cho lời khuyên.
Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh cũng được tổ chức vào dịp lễ và các chủ đề mà trẻ đang học.
Chúng tôi mong muốn phụ huynh tham gia tích cực vào hoạt động sinh hoạt này.
Một sổ tay liên lạc giữa phụ huynh và nhà trẻ được thiết lập để truyền tải tất cả thông tin liên quan đến trẻ và các hoạt động hàng ngày của nhà trẻ. Phụ huynh cũng có thể ghi chú và/hoặc cung cấp thông tin cho chúng tôi.
Bảng thông tin được tìm thấy tại lối vào để cho phụ huynh có thể xem cập nhật thông tin .
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Nhóm giáo viên của nhà trẻ “Boule & Billes” bao gồm các cô có những kỹ năng khác nhau và bổ sung cho nhau.
Tổ chức các cuộc họp hàng tuần để:
- Thảo luận về các chủ đề, chuẩn bị chương trình
- Phân tích và giải quyết các vấn đề
- Suy nghĩ về hoạt động giáo dục
- Thay đổi các hoạt động hợp lý
- Phát triển dự án giáo dục
KẾT LUẬN
Trẻ là một cá nhân riêng biệt, chúng ta cần phải cung cấp tối đa cho trẻ để trẻ có thể tìm thấy những dấu ấn của mình và trở nên độc lập hơn.
Trong đội ngũ giáo dục, mỗi người có tính cách và giới hạn riêng của mình, trẻ phải có thể lấy những gì trẻ muốn trẻ muốn ở đâu, thông qua hành vi và phương pháp giáo dục mà chúng ta triển khai.
Vì nhà trường cần phải xem xét bối cảnh gia đình của từng đứa trẻ, đây không phải là để thay thế ba mẹ của trẻ mà là để thực hiện một công việc bổ sung và liên tục với ba mẹ, vì vậy đây là “sự đồng giáo dục”.
Toàn bộ giáo viên đều nói tiếng Pháp với trẻ. Hai người Pháp trông nom các em và giáo viên người Việt nói tiếng Pháp. Khi thích nghi với trẻ không nói tiếng Pháp, các cô đôi khi phải dịch vài câu hoặc từ để an ủi và hỗ trợ trẻ trong quá trình học tiếng Pháp. Giai đoạn này không kéo dài lâu, vì trẻ ở độ tuổi này có khả năng học ngoại ngữ rất tốt.
Đội ngũ giáo viên của chúng tôi nói tiếng Pháp, chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ bằng tiếng Pháp.
Gia đình không nói tiếng Pháp được hỗ trợ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt nếu cần thiết.
Việc sử dụng tiếng Pháp diễn ra hàng ngày thông qua các trò chơi và hoạt động. Trẻ quen thuộc với ngôn ngữ và học từng bước một những từ mới.
Thông tin
Tất cả các thông tin bằng văn bản được cung cấp ít nhất bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, và bằng tiếng Việt khi có thể.
Truyền đạt thông tin
Việc truyền đạt là rất quan trọng để hỗ trợ trẻ hàng ngày.
Khi có thể, chúng tôi ưu tiên truyền đạt bằng lời nói với các gia đình.
Việc truyền đạt bằng văn bản được thực hiện qua sổ liên lạc giữa đội ngũ giáo viên và gia đình. Sổ này được cung cấp cho phụ huynh ngay khi đưa trẻ đến nhà trẻ.
Mỗi sáng, các cô sẽ xem số liên lạc của từng trẻ.
Đội ngũ giáo viên thường xuyên ghi chép các thông tin cần thiết cho phụ huynh để theo dõi lịch sinh hoạt của các bé nhỏ, hoặc để thông báo về sự kiện đặc biệt.
Phụ huynh cũng được mời ghi thông tin trao đổi qua sổ liên lạc này.
Trao đổi qua email
Chúng tôi khuyến khích phụ huynh trao đổi thông tin qua email với người phụ trách nhà trẻ khi cần thiết.
Trường học trực tuyến – ClassDojo
Ảnh chụp hàng tuần, bản tin và hoạt động của nhà trường.
- Trường nhận đăng ký trẻ từ mấy tuổi ?
Trẻ được nhận vào nhà trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Quá trình thích nghi diễn ra như thế nào? Có ai (ba mẹ, bà, cô trông trẻ…) có thể ở lại với trẻ vào ngày đầu tiên không?
Quá trình thích nghi của trẻ được điều chỉnh dựa trên phản ứng của trẻ. Việc có mặt của ba hoặc mẹ trong những ngày đầu tiên được khuyến khích (tối đa từ 1 đến 2 giờ, sau đó giảm dần) để trẻ có thể chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng và dần dần, cho đến khi trẻ cảm thấy an tâm.
- Khi nào có thể đưa trẻ đến?
Cơ sở mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu từ 7h30 đến 16h30. Tiếp đón trẻ từ 7h30 đến 9h sáng.
- Nhà trẻ có cung cấp dịch vụ xe đưa đón không?
Chúng tôi cung cấp dịch vụ taxi và xe buýt của trường với nhân viên đưa đón vào buổi sáng, trưa và chiều, từ sân bay, An Phú, quận 1, quận 3, Bình Thạnh và Phú Mỹ Hưng. Chúng tôi đón trẻ từ nhà đến trường và đưa trẻ từ trường về nhà. Xe đưa đón có thể được trang bị ghế dành cho trẻ nhỏ nếu cần.
- Khi nào có thể đón trẻ sau bữa trưa?
Trẻ ở lại nửa ngày sẽ được đón về từ 11h30 đến 12h trưa.
- Bữa trưa có món gì?
Các món ăn phong phú, gồm món Âu và món Việt. Chúng tôi ưu tiên trái cây và rau. Bữa ăn được chuẩn bị tại chỗ bởi nhân viên cấp dưỡng của trường.
- Trường có cung cấp sữa không?
Không, sữa bột không có sẵn cung cấp cho em bé. Các trẻ lớn hơn đôi khi có sữa trong giờ xế và giờ chiều, tùy thuộc vào thực đơn.
- Trường có cung cấp bữa sáng không?
Không. Bữa sáng được cho phép, trẻ có thể mang bữa sáng đến trường nhưng không nên yêu cầu các cô cho trẻ ăn.
- Chúng tôi có cần mang đồ thay tã cho con không?
Có. Chúng tôi khuyên bạn mang một gói lớn tã được có ghi tên của trẻ, các cô sẽ thông báo khi sắp hết tã.
- Ngôn ngữ giao tiếp với trẻ em là gì?
Tiếng Pháp là ưu tiên của chúng tôi. Trong trường hợp trẻ vào trường giữa kỳ và không biết tiếng Pháp, các cô sẽ dần dần giới thiệu tiếng Pháp cho trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu các chỉ dẫn đầu tiên được lặp đi lặp lại mỗi ngày: “cởi giày, rửa tay, ngồi xuống, đến chơi…”
- Chúng tôi cần mang gì cho con?
Tã, bình sữa và sữa bột nếu cần, hoặc hộp sữa. Đồ dùng cá nhân nếu có sở thích về nhãn hiệu. Thay đổi đồ, giày, nút hoặc thú nhồi bông nếu cần, nhiều quần lót nếu trẻ đang học về vệ sinh, một bộ đồ bơi và một bình nước có thể sử dụng trong trường.
- Nhân viên nhà trẻ có được đào tạo sơ cấp cứu không?
Toàn bộ nhân viên được đào tạo về các thao tác sơ cấp cứu. Các giáo viên người Việt được đào tạo một năm/lần.
- Nếu không còn chỗ khi tôi muốn đăng ký cho con, chúng tôi phải làm gì?
Một danh sách chờ trong năm học được quản lý bởi cô phụ trách nhà trẻ. Con bạn có thể được đăng ký vào danh sách này và bạn sẽ được liên lạc ngay khi có chỗ trống. Đừng ngần ngại liên hệ với nhà trẻ sớm nhất có thể để đảm bảo một chỗ cho con vào thời điểm mong muốn!
- Bạn xử lý thế nào khi có ô nhiễm nghiêm trọng?
Nhà trường và lớp nhà trẻ có quy trình xử lý khi có ô nhiễm. Chỉ số ô nhiễm được đo nhiều lần mỗi ngày và xử lý theo các bước tương ứng.
Hoan nghênh bạn đến tham quan trường
Trước khi đăng ký, bạn có thể quyết định thăm quan các cơ sở của chúng tôi tại Bình Thạnh hoặc Thảo Điền. Hãy đến cùng con và trao đổi thắc mắc với chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng chào đón bạn.